Cách chăm sóc một số cây nội thất

  1. Cây Kim ngân

1.1  Chế độ chiếu sáng

-          Nên để ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát  tránh đặt cây ở nơi có ánh sáng quá gay gắt

-          Khi đặt trong nhà, nếu có điều kiện nên mang cây ra ngoài trời, để dưới bóng râm  liên tục trong 1 giờ đồng hồ theo chu kỳ ít nhất là 10 ngày/lần

1.2  Chế độ nước tưới

-          Cây có thể sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ cao nên lượng nước cần thiết cũng không nhiều , trồng ngoài trời nên tưới khoảng 2 lần /tuần ,

-          Cây đặt trong nhà chỉ nên tưới 1 đến 2 lần / 1 tháng ,  lượng nước chỉ vừa đủ để ngấm hết toàn bộ đất trong chậu, không để nước đọng ở đáy chậu. Không nên tưới nước khi mặt chậu vẫn còn ẩm. Nếu tưới  quá nhiều, thân cây sẽ bị mềm, thối nhũn.

1.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Không yêu cầu cao về dinh dưỡng , có thể dùng phân N-P-K tan chậm , bón thành từng hốc quanh gốc , cách gốc khoảng 5cm , 1 tháng dùng 1 lần

1.4  Phòng trừ sâu hại

-          Kim ngân ít bị sâu bệnh , nhưng đôi khi cũng gặp trường hợp bị rầy , rệp , phấn trắng

-          Đối với cây trồng ở ngoài có thể dùng Actara trừ rầy , rệp và 1 số bệnh do kí sinh chích hút

-          Cây đặt trong nhà có thể dùng thuốc xịt muỗi hoặc xử lý bằng khăn sạch có thấm cồn

  1. Cách chăm sóc cây Vạn niên thanh leo cọc

2.1  Chế độ chiếu sáng

-          Thuộc loại cây ưa râm mát , tránh đặt cây những nơi có ánh nắng gay gắt

-          Sinh tưởng và phát triển tương đối ổn định ở điều kiện đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang

2.2  Chế độ  nước tưới

-          Cần nhiều nước vì cây nhiều lá , tán lá rộng

-          Tưới 2 lần/ tuần , lượng nước vừa đủ tránh bị úng , nên xịt thêm nước vào cọc leo giữ độ ẩm

-          Lau và cắt tỉa lá vàng

2.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Không yêu cầu cao về dinh dưỡng , tuy nhiên  có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để đảm bảo tính ổn định của cây

2.4  Sâu bệnh

-          Rất hiếm gặp

-          Chủ yếu cắt tỉa lá vàng , lá già hoặc xấu , hỏng

 

  1. Cách chăm sóc vạn niên thanh chậu nhỏ

3.1  Chế độ chiếu sáng

-          Thuộc loại cây ưa râm mát , tránh đặt cây những nơi có ánh nắng gay gắt

-          Sinh tưởng và phát triển tương đối ổn định ở điều kiện đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang

3.2  Chế độ  nước tưới

-          Cây đặt trong chậu nhựa đặt lồng vào chấu sứ không lỗ để duy trì đổ ẩm hàng ngày. Do vậy, 1 tuần / 1 lần , nhân viên chăm sóc cây kiểm tra đổ ẩm của giá thể (đất trồng), tùy vào điều kiện từng vị trí mà chỉ tưới khoảng trên dưới 200ml/chậu.

-          Lau và cắt tỉa lá vàng

3.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Không yêu cầu cao về dinh dưỡng , tuy nhiên  có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để đảm bảo tính ổn định của cây

3.4  Sâu bệnh

-          Rất hiếm gặp

-          Chủ yếu cắt tỉa lá vàng , lá già hoặc xấu , hỏng

 

  1. Cách chăm sóc cây Trúc nhật

4.1  Chế độ chiếu sáng

-          Có thể trồng dưới đất ở những nơi râm mát hoặc có nắng nhưng nắng nhẹ

-          Trồng chậu đặt trong nhà nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng

4.2  Chế độ nước tưới

-          Tưới thường xuyên nhưng đúng lúc và đủ , không tưới quá nhiều dẫn đến tình trạng cây bị úng rễ sinh ra nấm hại

-          Cây đặt trong nhà tưới lượng vừa đủ , khoảng 2 lần /tuần

-          Cây trồng ngoài trời có thể tưới hàng ngày , chỉ nên tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối

4.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Dùng phân vi sinh bón cho cây khoảng 1 tháng/ lần

-          Chỉ bón cho cây khi cây ở bên ngoài

4.4  Phòng trừ sâu bệnh

-          Cây trúc nhật ít gặp sâu bệnh, tuy nhiên nếu có cần xử lý ngay tránh bị lây lan

-          Cây bị bệnh rệp , rầy hoặc chích hút có thể dùng actara để phun trừ

 

  1. Cách chăm sóc cây Bạch Mã

5.1  Chế độ ánh sáng

-          Ưa bóng râm hoặc bán bóng

-          Độ ẩm duy trì trung bình

5.2  Chế độ nước tưới

-          Tưới ẩm , lượng vừa đủ , khoảng 2 lần /tuần

-          Không tưới quá nhiều tránh bị úng gốc gây thối , hỏng rễ

5.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Dùng phân vi sinh với nồng độ thấp , khoảng cách 1 tháng/ lần

5.4   Sâu bệnh hại

- Hiếm gặp , chủ yếu bị thối hỏng rễ do bị úng

- Đối với cây Bạch Mã thủy sinh nên thay nước 1 tuần/ lần , có thể bổ sung thêm dung dịch thủy sinh để cây phát triển khỏe mạnh

 

  1. Cách chăm sóc cây Tiểu Hồng Môn

6.1  Chế độ ánh sáng

-          Thích nghi ánh nắng bán phần

6.2  Chế độ nước tưới

-          Nhu cầu nước trung bình

-          Tưới đủ ẩm , định kỳ 2- 3 lần /tuần

6.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Sử dụng đầu trâu với tỉ lệ 20:20:15 pha loãng với nồng độ 1kg/300 lít nước tưới định kỳ 1lần / 1 tháng.

-          Có thể sử dụng thêm phân bón lá

6.4  Sâu bệnh

-          Thường gặp là nhện , rệp , chích hút . Nên xử lí bằng Actara

-          Bệnh thối nhũn thân và rễ . Xử lý chất nền bằng vôi bột trước khi trồng . Nếu cây bị bệnh cần thây ngay chất trồng

 

  1. Cách chăm sóc cây Ngọc Ngân

7.1  Chế độ ánh sáng

-          Cây ưa bóng , phù hợp với môi trường văn phòng , cũng có thể trồng ngoài trời , dưới tán cây to

7.2  Chế độ nước tưới

-          Nhu cầu nước cao do có bộ rễ sum suê nên lượng nước thoát hơi khá nhiều

-          Tưới cây 2 lần/ 1 tuần

7.3  Chế độ dinh dưỡng

       -     Có thể dùng thêm phân vi sinh 1 tháng/ lần

 -      Nếu cây trồng thủy sinh nên thay nước 1 lần / tuần , bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng cho cây

7.4   Sâu bệnh hại

        - Hiếm gặp , chủ yếu cắt tỉa lá vàng , thối hỏng

 

  1. Cách chăm sóc cây Hoàng hậu

8.1  Chế độ ánh sáng

-          Thích nghi với điều kiện trong bóng râm , bán bóng

-          Tránh đặt nơi có cường độ ánh sáng mạnh gây vàng úa , cháy lá

8.2  Chế độ nước tưới

-          Tưới đủ ẩm định kỳ 2 lần /tuần

-          Tránh tưới quá nhiều gây thối ,ủng rễ

8.3  Chế độ dinh dưỡng

-          Không yêu cầu cao về dinh dưỡng , tuy nhiên có thể sử dụng phân vi sinh bón định kỳ tháng/lần hoặc bón lá đầu trâu 502

8.4  Sâu bệnh

-          Nhện , chích hút . Xử lí bằng Actara

-          Cắt tỉa lá vàng , thối hỏng 

Viết bình luận